KỸ THUẬT ĐÁNH ĐÔI NÀO CẦN NẮM BẮT? -BÀI 22

Trong các giải thi đấu bóng bàn hiện nay, chúng ta thường hay gặp nội dung thi đấu đánh đôi ở các giải thi đấu phong trào lẫn chuyên nghiệp. Đặc biệt, mình còn gặp nhiều hơn nữa các trận thi đấu giao hữu giữa các thành viên trong Câu Lạc Bộ với nhau. Tuy nhiên, mình thường thấy các anh em chơi phong trào, còn mắc phải một vài lỗi kỹ thuật rất cơ bản như về: Cách di chuyển bộ chân trong đánh đôi, về đỡ giao bóng lẫn giao bóng trong đánh đôi…Chính vì lẽ đó, hôm nay mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua, để giúp các bạn phần nào khi tham gia nội dung đánh đôi này được cải thiện.

1. Cách di chuyển bộ chân đánh đôi:

Di chuyển bộ chân trong đánh đôi thì phụ thuộc vào vị trí chuẩn bị của 2 người. Lỗi này mình rất hay gặp các bạn di chuyển trong đánh đôi bị lỗi kỹ thuật này nhất.

Ví dụ: Đối với 2 người cùng thuận tay phải sẽ có vị trí chuẩn bị khác với 2 người (1 người thuận tay trái, 1 người thuận tay phải), từ đó bộ chân di chuyển sẽ khác nhau. Đối với 2 người thuận tay phải ta di chuyển bộ chân theo hình vòng theo cùng chiều kim đồng hồ, còn với 2 người thuận khác tay ta di chuyển bộ chân chếch sang một bên của mình.

2. Kỹ thuật giao bóng đánh đôi:

Về kỹ thuật giao bóng trong đánh đôi cơ bản cũng giống như trong đánh đơn, nhưng ta cần lưu ý các điểm như sau:

  • Cần quan sát đối thủ đỡ giao bóng là người thuận tay phải, hay tay trái và có sử dụng mặt phản xoáy hay không. Để từ đó, ta giao bóng điểm rơi và độ xoáy cho phù hợp
  • Khi giao bóng cần giao bóng có điểm rơi ngắn bàn là chủ yếu.
  • Khi giao bóng cần ra ký hiệu cả về điểm rơi và độ xoáy cho đồng đội
  • Các vấn đề khác nữa các bạn tìm hiểu thêm bài học trước mình cũng đã chia sẻ–> Link xem ở đây

3. Kỹ thuật đỡ giao bóng đánh đôi

Về kỹ thuật đỡ giao bóng trong đánh đôi vẫn giống như kỹ thuật đỡ giao bóng trong đánh đơn, nhưng ta lưu ý thêm các vấn để như sau:

  • Cần chú ý kiểu giao bóng của đối phương thực hiện. Vi dụ: Nếu đối phương giao bóng kiểu trái tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội di chuyển nhanh hơn bên góc trống bàn., còn giao bóng thuận tay thì ngược lại.
  • Dựa vào vị trí đứng và sở trường kỹ thuật của người đỡ giao bóng của đối phương. Cái này các bạn dựa vào kiểu giao bóng và kinh nghiệm thi đấu sẽ biết phần nào về sở trường kỹ thuật khi chưa biết gì về đối phương
  • Khi đỡ giao bóng cần triển khai kỹ thuật sở trường tốt nhất để gây khó chịu cho đối phương, vì ta không di chuyển bao quát nhiểu điểm rơi như trong đánh đơn.

Tóm lại:

* Như ta đã biết thi đấu đánh đôi ta chỉ quan sát kiểm soát một nửa phần bàn khi giao bóng và đỡ giao bóng, nên sẽ thường xuyên rơi vào tình huống giằng co qua lại sau khi ta giao bóng hay đỡ giao bóng. Vì vậy, ta cần luyện tập di chuyển bộ chân trong đánh đôi một cách thường xuyên để nâng cao tốc độ, cũng như hiệu quả trong thi đấu hơn nữa.

Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn để lại dưới phần phản hồi bên dưới! (Nếu thấy ý nghĩa nhớ like và chia sẻ cho mọi người cùng biết luôn nhé)

Chúc các bạn một ngày thành công!

Võ Văn Luật!

2 comments

  1. Tại sao khi đỡ giao bóng các vđv thường cúi xuống, đến khi đối phương tung bóng thì họ thẳng người lên để đỡ

    • Cúi người xuống là tư thế chuẩn bị trả giao bóng bắt buộc để tập trung phán đoán. Còn khi đối phương tung bóng, đến lúc bóng rơi gần mặt vợt đối phương thì mới bắt đầu chuyển động để tạo đà đỡ giao bóng được tốt hơn thôi bác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.